Lợi khuẩn hay vi khuẩn có lợi cho sức khỏe mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh, tăng cường hiệu suất làm việc của nhiều cơ quan trong cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng hay bệnh ngoài da. Vậy, uống nhiều lợi khuẩn có sao không, đâu là cách bổ sung lợi khuẩn chuẩn xác và an toàn giúp bạn vừa có thể tối ưu hóa lợi ích vừa ngăn ngừa tác dụng phụ ngoài ý muốn. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của chuyên gia Codeage.
Contents
Lợi khuẩn là gì? Vai trò của lợi khuẩn đối với cơ thể
Lợi khuẩn (Probiotics) hay vi khuẩn có lợi là những vi khuẩn sống mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe của con người. Lợi khuẩn có thể tồn tại tự nhiên trong cơ thể người song song với hại khuẩn hoặc có thể bổ sung thông qua thực phẩm lên men như: sữa chua, kim chi, dưa muối, phô mai,…
Những vai trò quan trọng của lợi khuẩn với cơ thể và sức khỏe con người phải kể đến như:
- Lấn át hại khuẩn, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn xấu: Duy trì tỷ lệ lợi khuẩn lý tưởng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn ức chế sự phát triển của hại khuẩn bên trong cơ thể. Đồng thời, lợi khuẩn cũng hỗ trợ sản sinh ra nhiều chất chống hại khuẩn, virus xâm nhập vào từ bên ngoài giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bệnh và tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng: Lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường khả năng sản sinh enzyme hỗ trợ phân hủy thức ăn thành những acid amin có kích thước nhỏ dễ hấp thụ. Từ đó, thúc đẩy và tối ưu quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể.
- Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa: Lợi khuẩn giữ vai trò cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn như E-coli (vi khuẩn gây tiêu chảy). Nhờ đó lợi khuẩn có khả năng ngừa tiêu chảy, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo: Những lợi khuẩn sinh sống ở âm đạo hỗ trợ duy trì môi trường acid, đảm bảo độ pH lý tưởng và ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn có hại. Từ đó, hỗ trợ tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Phòng tránh bệnh ngoài da: Một số lợi khuẩn có khả năng ức chế nấm, hại khuẩn như P.Acnes – nguyên nhân chính gây mụn trên da. Đồng thời, cũng hỗ trợ cấp ẩm và duy trì độ PH tự nhiên trên da bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn, giảm nguy cơ mụn hoặc nhiễm trùng da.
- Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiết niệu: Lợi khuẩn cũng hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh niệu đạo và bàng quang. Từ đó, thúc đẩy quá trình điều trị viêm đường tiết niệu diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.
Uống nhiều lợi khuẩn có sao không?
Như Codeage đã nói ở trên, không thể phủ nhật những lợi ích của Probiotics (lợi khuẩn) với cơ thể nhưng uống quá nhiều lợi khuẩn có thực sự tốt? Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, lợi khuẩn mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Uống nhiều lợi khuẩn có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh, dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc những tác động tiêu cực khác. Thậm chí có thể gây ra tình trạng dị ứng, phát ban, tăng nguy cơ nhiễm trùng,…
Bởi trong cơ thể luôn tồn tại song song lợi khuẩn và hại khuẩn. Việc bổ sung quá nhiều lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh, thậm chí những lợi khuẩn có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau làm giảm khả năng ức chế hại khuẩn. Tình trạng này nếu kéo dài có thể thúc đẩy hại khuẩn phát triển mạnh mẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Tác dụng phụ khi bổ sung lợi khuẩn quá nhiều
Một số tác động tiêu cực mà bạn có thể cảm nhận rõ ràng khi uống quá nhiều lợi khuẩn: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, phan ban,… Theo khuyến cáo của nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo của American Family Physician thì: trẻ em không nên bổ sung quá 10 tỷ đơn vị (CFU) mỗi ngày, ở người lớn là không quá 20 tỷ đơn vị CFU.
Rối loạn tiêu hóa
Uống quá nhiều lợi khuẩn gây mất bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, gây ra một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới tình trạng thiếu nước hoặc táo bón.
Đau đầu
Bổ sung lợi khuẩn từ thực phẩm hàng ngày như: kim chi, sữa chua, dưa bắp cải,… giúp bổ sung các amin sinh học gồm: tyramine, tryptamine, histamin và phenylethylamine. Những acid amin này có tác động nhẹ tới hoạt động của não bộ hoặc ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Vì thế, bổ sung quá nhiều lợi khuẩn khiến nồng độ acid amin tăng cao dễ dẫn tới chứng đau đầu.
Đầy hơi, chướng bụng
Việc bổ sung quá nhiều lợi khuẩn không chỉ làm tăng số lượng mà còn khiến chúng “hoạt động quá mức” trong đường ruột. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Tăng mức độ dị ứng
Trong men vi sinh hay lợi khuẩn thường có nhiều các chất bổ sung, trong đó có một số chất bổ sung làm tăng nguy cơ dị ứng hoặc gây dị ứng như: đậu nành, trứng và sữa,… Đặc biệt, những người có cơ địa nhạy cảm thì phải chú ý hơn, đọc kỹ bảng thành phần của sản phẩm trước khi sử dụng để giảm nguy cơ dị ứng.
Phát ban da
Một số vi khuẩn có trong sản phẩm bổ sung lợi khuẩn có thể sản xuất histamine khi đi qua hệ tiêu hóa. Histamin là chất được hệ miễn dịch sản sinh khi phát hiện ra nguy cơ gây hại để bảo vệ cơ thể khỏi yếu tố không tốt bên ngoài môi trường. Tuy nhiên, khi nồng độ histamin trong máu tăng cao sẽ khiến các mạch máu giãn nở hơn, tăng khả năng cung cấp máu và gây ra một số tác dụng phụ như: phan ban, sưng đỏ, sưng tấy. Một số người có thể gặp những triệu chứng khác như: chảy nước mắt, ngứa, ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi,…
Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Việc bổ sung quá nhiều lợi khuẩn khiến lượng vi sinh vật xâm nhập trực tiếp vào hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn của cơ thể. Việc bổ sung quá nhiều lợi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi có vi khuẩn, nấm trong men vi sinh xâm nhập vào máu. Đặc biệt là những người có nguy cơ nhiễm trùng cao gồm: người sở hữu hệ thống miễn dịch kém, người có cơ thể ốm yếu, người vừa trải qua phẫu thuật. Hiện tại thì xác suất gây nhiễm trùng do uống lợi khuẩn khá thấp, cũng chưa có con số hay nghiên cứu chính xác về tình trạng này.
Hướng dẫn cách bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe
Bên cạnh việc tuân thủ liều lượng lợi khuẩn được bổ sung không vượt quá ngưỡng khuyến cáo thì bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để tăng cường hiệu quả tích cực với cơ thể.
Bổ sung từ nguồn an toàn, đáng tin cậy
Sử dụng sản phẩm bổ sung lợi khuẩn có nguồn gốc an toàn đến từ nhà sản xuất uy tín. Những nhà sản xuất lớn sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất với bảng thành phần rõ ràng, được kiểm định chất lượng đầy đủ và chi tiết. Bởi những sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng không chỉ làm giảm hiệu quả khi sử dụng mà còn dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Lựa chọn chủng khuẩn men vi sinh phù hợp
Mỗi người có nhu cầu khác nhau về lợi khuẩn. Do đó, hãy chọn các sản phẩm chứa các chủng khuẩn men vi sinh phù hợp với nhu cầu sức khỏe của bạn, cũng như dựa trên mục đích cụ thể khi sử dụng như: hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch hoặc cải thiện tình trạng da, hãy chọn sản phẩm chứa các chủng khuẩn phù hợp.
Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo. Việc sử dụng quá nhiều hoặc quá ít có thể làm giảm hiệu quả của lợi khuẩn hoặc gây ra tác dụng phụ.
Bổ sung bào tử lợi khuẩn an toàn bằng nước tinh khiết
Khi tự bổ sung bào tử lợi khuẩn hãy sử dụng nước tinh khiết hoặc nước đã được lọc để đảm bảo an toàn. Tránh sử dụng nước không sạch hoặc có chứa các chất phụ gia sẽ làm giảm hiệu quả của lợi khuẩn, thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Codeage Skin Probiotic bổ sung lợi khuẩn hiệu quả cho cơ thể
Nếu bạn vẫn chưa lựa chọn được một sản phẩm bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể thì có thể tham khảo sản phẩm Skin Probitic Codeage. Sản phẩm được chiết xuất từ thảo mộc giúp bổ sung cho cơ thể 50 tỷ đơn vị CFU cùng 19 chủng vi sinh vật khác nhau. Cùng với đó là công nghệ màng bọc DRCaps giúp bảo vệ tối đa lợi khuẩn khỏi môi trường acid của dạ dày mà vẫn có thể dễ dàng hòa tan trong môi trường có độ pH cao hơn ở ruột non. Những tác dụng tích cực mà viên uống Codeage Skin Probiotic sẽ mang lại cho bạn khi sử dụng đều đặn 2 viên mỗi ngày:
- Cải thiện hệ tiêu hóa: 19 chủng lợi khuẩn có trong viên uống Skin Probiotics giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giảm tích tụ khí và giảm cảm giác đầy hơi. Hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa nhờ khả năng tiêu hóa nấm men, vi khuẩn có hại với đường ruột.
- Làm đẹp da: Probiotics có trong sản phẩm cũng có khả năng ức chế trực tiếp vi khuẩn gây mụn P.Acnes thông qua việc sản xuất protein kháng khuẩn. Đồng thời, ức chế hại khuẩn trên da, ngăn chúng phát triển gây mụn và hỗ trợ giảm viêm, giảm sưng.
- Giảm tình trạng da nhạy cảm: Probiotic cũng giúp cung cấp cho cơ thể Phytoceramides – hoạt chất có khả năng cải thiện hàng rào bảo vệ da, giữ ẩm cho da. Từ đó, hỗ trợ giảm tình trạng da nhạy cảm dễ kích ứng.
- Tăng cường miễn dịch, giảm viêm nhiễm: Lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics giúp cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công của hại khuẩn với cơ thể. Đồng thời, hai lợi khuẩn này cũng giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ở nhiều bộ phận của cơ thể bao gồm: viêm phụ khoa, viêm da, viêm đại tràng,…
Hy vọng nội dung trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Uống nhiều lợi khuẩn có sao không?”. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích khác, cũng như săn nhiều voucher giảm giá hấp dẫn.
Công ty TNHH CHIS Việt Nam
Trụ sở: Tầng 7, tòa nhà Việt Á, số 9 phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: info@codeage.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/codeagevietnam/