TOP 8 Tác Nhân Gây Hại Cho Hệ Tiêu Hóa Bạn Cần Lưu Ý

tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa
4/5 - (18 bình chọn)

Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa không chỉ khiến bạn khó chịu mà lâu dài còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau đây Codeage sẽ chia sẻ cho bạn 8 tác nhân chính gây hại cho hệ tiêu hóa, tác hại và phương pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Trong đó, có những tác nhân tưởng chừng như “vô thưởng vô phạt” nhưng lại có tác động xấu đến sức khỏe.

Theo chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Cassandra Barns thì “Đường tiêu hóa của chúng ta không đơn thuần chỉ là một “cái ống”. Những tế bào này sẽ tạo ra các chất bao gồm các enzyme, axit và thậm chí là các kích thích tố để hướng dẫn các bộ phận khác nhau của hệ tiêu hóa làm thế nào để thực hiện tốt chức năng của chúng.”

Cùng Codeage Việt Nam tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa là gì nhé!

8 tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa bạn cần biết

Hệ tiêu hóa của con người là một bộ máy phức tạp mà chỉ cần một sai sót nhỏ thôi cũng có thể gây hại cho đường ruột và ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Và dưới đây là 8 tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa mà chúng ta dễ mắc phải.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống không lành mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh sẽ là tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa trực tiếp, lâu dần có thể dẫn tới một số bệnh lý mãn tính. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, hội chứng kích thích đường ruột,…

  • Thực phẩm kém vệ sinh: Thực phẩm không an toàn, nhiễm khuẩn có thể gây nên các vấn đề tiêu hóa như nôn, tiêu chảy, hoặc viêm nhiễm đường ruột. Nhẹ hơn thì có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến hệ tiêu hóa gặp khi khăn khi tiêu thụ thức ăn.
  • Thực phẩm “kỵ” nhau: Một số thực phẩm khi ăn cùng nhau có thể tạo ra tác động xấu lên hệ tiêu hóa. Ví dụ, việc ăn thực phẩm giàu chất béo cùng lúc với thực phẩm giàu đường có thể gây tăng cường tiết axit và tăng áp lực trên dạ dày.
  • Ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều là một trong những thói quen gây hại cho hệ tiêu hóa. Tiêu thụ lượng thực phẩm lớn có thể tăng áp lực lên dạ dày và gây chuột rút cơ, làm giảm khả năng tiêu hóa. Đồng thời gây cảm giác chướng bụng, khó tiêu,…
  • Nhai không kỹ: Việc không nhai thực phẩm kỹ có thể gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa ở các giai đoạn sau, đặc biệt là tại dạ dày và ruột non. Việc này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn tới cảm giác khó tiêu, đầy bụng, chán ăn,…
  • Thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng có thể kích thích dạ dày và tăng cường sản xuất axit có thể gây kích thích hoặc làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày, đau dạ dày khá phổ biến.
  • Đồ uống có cồn: Việc uống nhiều đồ uống có cồn có thể tạo ra tác động gây kích thích và làm tổn thương niêm mạc của đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.
  • Sản phẩm từ sữa: Một số người có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sản phẩm từ sữa do thiếu enzyme lactase, có thể gây ra tình trạng không dung nạp được lactose và gây tiêu chảy hoặc khó chịu.

Kết luận: Để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, quan trọng nhất là duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và lành mạnh, cũng như tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh thực phẩm. Hay nói cách khác chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống xấu chính là các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa mà bạn cần lưu ý đầu tiên.

ĐỌC THÊM: Top 7 Thực Phẩm Bổ Sung NAD+ Hiệu Quả Và Dễ Kiếm Nhất

Căng thẳng, ăn uống thất thường

căng thẳng mệt mỏi
Căng thẳng – ăn uống thất thường cũng gây hại cho đường ruột và dẫn tới một số vấn đề tiêu hóa

Căng thẳng thần kinh (stress) cũng có thể gây hại cho đường ruột và dẫn tới một số vấn đề tiêu hóa. Bởi căng thẳng thần kinh dẫn tới hàm lượng hormone serotonin bên trong cơ thể giảm mạnh, đây cũng là hormone có khả năng hỗ trợ và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Vì thế, người căng thẳng hoặc mắc bệnh trầm cảm thường dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa.

  • Rối loạn tiêu hóa: Thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống, đặc biệt là khi chuyển từ chế độ ăn uống lành mạnh sang chế độ không cân đối hoặc chế độ ăn nhiều thực phẩm nhanh, có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Cơ thể cần thời gian để thích nghi với các thay đổi này và việc không cân đối chế độ ăn uống có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn. Như vậy, rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân gây hại cho hệ tiêu hóa mà mọi người cần lưu ý.
  • Chuột rút cơ và khó tiêu hóa: Ăn quá nhiều một lần có thể tăng áp lực lên dạ dày và gây chuột rút cơ. Điều này có thể làm giảm khả năng tiêu hóa và gây khó chịu.
  • Tăng kích thích tâm lý: Ăn uống dựa vào tâm lý, chẳng hạn như ăn theo cảm xúc hoặc căng thẳng, có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Stress và tâm lý tiêu cực có thể dẫn đến các vấn đề như viêm ruột, rối loạn irritable bowel syndrome (IBS) và tiêu chảy.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu hụt một số dạng chất dinh dưỡng quan trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Chẳng hạn, thiếu chất xơ có thể dẫn đến táo bón, trong khi thiếu canxi và vitamin D có thể gây vấn đề về xương và răng.

Các bệnh lý liên quan đến dạ dày

Các bệnh lý liên quan đến dạ dày
Các bệnh lý liên quan đến dạ dày cũng có thể là tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa

Mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày cũng là một trong các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa khá phổ biến. Trong đó, thường gặp hơn cả là:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng khi chất acid từ dạ dày trở lên thực quản, gây cảm giác nóng rát và khó chịu. Ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình tiêu hóa bằng cách gây chuột rút cơ, làm tăng áp lực lên dạ dày và có thể dẫn đến việc tổn thương niêm mạc thực quản. Nếu không được điều trị, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra vấn đề lâu dài, đặc biệt là khiến cho niêm mạc thực quản trở nên yếu và dễ tổn thương hơn theo thời gian.
  • Loét dạ dày: Loét dạ dày là một tình trạng khi vết thương xuất hiện trên niêm mạc của dạ dày. Nó gây đau khi tiếp xúc trực tiếp với axit dạ dày, làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và gây rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng.

ĐỌC THÊM: Ăn Gì Để Tăng Sức Đề Kháng? Cẩm Nang Ăn Uống Mọi Lứa Tuổi

Viêm đại tràng

Một trong những tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa là viêm đại tràng. Viêm đại tràng gây kích thích ruột thừa và tăng sự nhạy cảm của niêm mạc đại tràng, dẫn đến các triệu chứng như chuột rút cơ, đau bụng và tiêu chảy hoặc táo bón. Đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Bệnh cũng có thể làm thay đổi đặc tính của chất bã nhầy, gây ra sự thay đổi trong phân và các vấn đề về chất bã nhầy khác. Bệnh làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề khác như viêm ruột, chảy máu, thâm chí là thoát máu đại tràng vô cùng nguy hiểm.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa hay viêm ruột thừa cấp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời gây cảm giác khó chịu mỗi khi nạp đồ ăn vào bên trong cơ thể như: đầy hơi, căng cứng bụng, tiêu chảy,… Bệnh lý viêm ruột thừa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới chuyển biến xấu như: vỡ ruột thừa, nhiễm trùng phúc mạc,… Có thể thấy, viêm ruột thừa là một trong nguyên nhân gây hại cho hệ tiêu hóa mà nhiều người gặp phải

Bệnh sỏi đường tiết niệu

Sỏi tiết niệu là bệnh lý xuất hiện khi cơ thể tích tụ các khoáng chất, axit, muối trong nước tiểu lâu dần tạo thành những viên sỏi li ti trong bàng quang. Kích thước viên sỏi cũng tăng dần theo thời gian, gây ảnh suy giảm chức năng bài tiết của đường tiết niệu từ đó ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ thức ăn qua đường ruột. Khi mắc bệnh sỏi đường tiết niệu bạn sẽ cảm thấy đau lưng, đau bụng, đau dữ dội khu vực mạng sườn,… cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt thường ngày.

Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh

uống thuốc
Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh cũng gây hại cho hệ tiêu hóa

Sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài hay kháng sinh liều cao cũng là một trong các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa. Những phản ứng tiêu cực của đường ruột do sử dụng thuốc thường thấy như: đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, các triệu chứng này sẽ tự biến mất khi bạn ngừng sử dụng thuốc mà không cần điều trị.

Một số trường hợp sử dụng kháng sinh liều cao còn có thể dẫn tới tiêu chảy, thậm chí là viêm đại tràng giả mạc vô cùng nguy hiểm. Do đó, bạn phải tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc.

Điều trị bệnh không đúng cách

Điều trị bệnh không đúng cách không chỉ khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Việc sử dụng sai thuốc, quá liều hoặc sai cách dễ gây ra những phản ứng phụ như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi – khó tiêu,… Một số trường hợp “tự bốc thuốc” và điều trị triệu chứng rối loạn tiêu hóa tại nhà cũng là tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa, không chỉ khiến tình trạng bệnh tệ hơn mà còn kéo theo nhiều vấn đề khác.

ĐỌC THÊM: Nên Uống Vitamin Trước Hay Sau Ăn? Thời Điểm Nào Tốt Nhất?

Một số dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa kém

hệ tiêu hóa yếu
Luôn luôn có dấu hiệu báo trước nếu cơ thể bạn có hệ tiêu hóa kém

Việc phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây hại cho đường ruột không chỉ giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị, mà còn hạn chế những biến chứng tiêu cực ngoài ý muốn. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết hệ tiêu hóa của mình đang gặp vấn đề, bạn cần lưu ý như:

  • Đau bụng có thể do viêm ruột, viêm niêm mạc dạ dày hoặc các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa.
  • Táo bón và tiêu chảy có thể là kết quả của các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột.
  • Thèm ngọt và cân nặng thất thường có thể liên quan đến vấn đề dinh dưỡng như tiểu đường, tăng cân, hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Rối loạn giấc ngủ có thể do căng thẳng, lo lắng hoặc vấn đề sức khỏe tâm thần.
  • Xuất hiện các bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến nhiều phần khác nhau của cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa.
  • Da dễ kích ứng có thể là kết quả của dị ứng, kích ứng da hoặc vấn đề về chăm sóc da.

Tổng hợp 4 biện pháp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả

Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng trên thì có thể tham khảo một số cách cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa đồng thời tiêu diệt các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa:

Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng
Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, không chỉ cung cấp đầy đủ khoáng chất, vitamin,… cơ thể cần thiết mà phải kiểm soát lượng chất béo độc hại nạp vào cơ thể. Nói không với chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá. Sau đây là 3 lưu ý quan trọng trong dinh dưỡng giúp cải thiện hệ tiêu hóa:

  • Bổ sung chất xơ: Chất xơ có khả năng hòa tan trong nước, chuyển thành dạng gel giúp làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày của cơ thể, ngăn ngừa táo bón hoặc tiêu chảy và giảm cảm giác lo âu. Trong khí đó chất xơ không hòa tan sẽ giúp bạn làm sạch đường ruột, làm mềm phân giúp việc đẩy chất thải ra ngoài dễ dàng hơn. Những thực phẩm giàu chất xơ bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày: ngũ cốc, khoai tây, cà rốt, súp lơ, táo, cam quýt, yến mạch,…
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết: Bên cạnh magie, vitamin, kẽm, sắt,… thì bạn cũng có thể cân nhắc bổ sung probiotic vào chế độ dinh dưỡng của mình. Probiotic sẽ giúp bạn duy trì trạng thái cân bằng hệ vi sinh đường ruột (bên trong hệ tiêu hóa của con người có cả lợi khuẩn và hại khuẩn). Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể sẽ giúp hỗ trợ giảm đầy hơi, khó tiêu, chống nhiễm trùng,…
  • Hạn chế đồ chiên rán, đường hóa học: Việc hạn chế đường hóa học và đồ chiên rán trong chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể và giảm thiểu chất béo xấu. Nó giúp giảm thiểu áp lực lên hệ tiêu hóa từ đó giúp bộ máy hoạt động trơn tru hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, tiểu đường,… Từ đó, giảm ảnh hưởng tiêu cực của những tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa.

Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh

chế độ sinh hoạt thể dục thể thao lành mạnh
Để cải thiện hệ tiêu hóa nên thiết lập chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao lành mạnh

Song song với chế độ dinh dưỡng bạn cũng cần gây dựng cho mình những thói quen lành mạnh tốt cho cơ thể như:

  • Tập thể dục thường xuyên: Duy trì luyện tập thể thao 30p mỗi ngày sẽ giúp điều hòa đường ruột, hỗ trợ bài tiết chất độc hại trong cơ thể, duy trì tốt chức năng của hệ tiêu hóa. Việc tiêu thụ năng lượng đúng cách cũng giúp bạn thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
  • Uống đủ nước: Nước là thành phần quan trọng giúp hệ tiêu hóa phân hủy thức ăn thành các vitamin, khoáng chất mà cơ thể cần thiết. Bổ sung đủ nước cũng giúp làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón, tiêu chảy,… Hạn chế sử dụng các loại đồ uống không tốt cho đường ruột như: cafe, nước ngọt, soda, đồ uống chứa cồn,…
  • Hạn chế thức khuya: Trong khi bạn ngủ thì các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ được nghỉ ngơi và chữa lành, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Việc thường xuyên thức khuya khiến các cơ quan nội tạng không có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Rối loạn giấc ngủ cũng khiến lượng hormone cortisol trong cơ thể cao hơn bình thường, tác động tiêu cực đến đường ruột.
  • Hạn chế tối đa các tác nhân gây căng thẳng thần kinh: Căng thẳng thần kinh cũng là một trong các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa. Do đó, bạn cần chủ động hạn chế các tác nhân gây căng thẳng thần kinh, xây dựng thời gian làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh làm việc quá sức hoặc căng thẳng kéo dài.

Điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa

Chủ động thăm khám và điều trị bệnh lý liên quan đến đường ruột. Khi gặp phải các vấn đề bệnh lý bạn cần có phương án điều trị sớm để tránh chuyển biến xấu và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Để tránh tình trạng “lợn lành chữa lợn què” thì bạn nên tới các cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị bệnh không tham khảo kinh nghiệm dân gian hay các cách chữa bệnh mẹo trên diễn đàn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu nhanh chóng và nhiều hệ lụy khác.

Bổ sung viên lợi khuẩn từ Codeage

codeage skin probiotic
Viên lợi khuẩn Codeage Skin Probiotic giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả

Bổ sung lợi khuẩn bằng chế độ dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng giúp bạn ngăn ngừa sớm tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa. Bổ sung lợi khuẩn (probiotic) sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ sản xuất enzyme tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng. Nếu bạn đang tìm một sản phẩm bổ sung lợi khuẩn thì hãy tham khảo ngay viên uống lợi khuẩn Codeage Skin Probiotic, những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng 2 viên mỗi ngày:

  • Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Sản phẩm cung cấp 19 chủng vi sinh lợi khuẩn  giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột. Codeage Skin Probiotic cũng giúp cải thiện các triệu chứng kích thích đường ruột, tiêu diệt hại khuẩn, nấm men trong đường ruột. Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
  • Hỗ trợ điều trị mụn, làm đẹp da: Probiotics có khả năng ứng chế vi khuẩn P.acnes nhờ khả năng sản sinh protein kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm da và mụn. Đồng thời, Codeage Skin Probiotic cũng cung cấp Phytoceramides giúp tăng cường hàng rào tự nhiên bảo vệ da, giảm các triệu chứng kích ứng.
  • Giảm viêm nhiễm: Bổ sung lợi khuẩn không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn giúp tiêu diệt hại khuẩn. Từ đó, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng viêm nhiễm ở tất cả các cơ quan bên trong cơ thể như: viêm khớp, viêm da, viêm đại tràng, viêm nhiễm phụ khoa,…
  • Cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch: Codeage Skin Probiotic bổ sung Prebiotics và Probiotics tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, tiêu diệt hại khuẩn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như: môi trường, khói bụi, vi rút, vi khuẩn.

Đặc biệt, viên uống Codeage Skin Probiotic còn cung cấp cho cơ thể hơn 50 tỷ CFU, thảo mộc Ayurveda với công nghệ màng bọc DRCaps giúp bảo vệ probiotics khỏi môi trường axit cao của dạ dày nhưng vẫn dễ dàng hòa tan trong môi trường có độ pH cao của ruột non. Nhờ đó, tối ưu hóa khả năng hấp thụ probiotics và sinh khả dụng của cơ thể, hạn chế tối đa tác dụng phụ hay trào ngược dạ dày. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn cGMP quốc tế nghiêm ngặt (kiểm định bởi đơn vị thứ 3) lại có nguồn gốc thiên nhiên lành tính, vô cùng an toàn khi sử dụng.

Viên lợi khuẩn Codeage Skin Probiotic

Tăng Cường Lợi Khuẩn Với Skin Probiotic

Công thức chứa lợi khuẩn tự nhiên, giúp cân bằng hệ vi sinh trên da và trong cơ thể, tăng cường độ ẩm, giảm mụn và ngăn ngừa lão hóa. Hãy để Skin Probiotic chăm sóc bạn mỗi ngày!

Mua ngay

Lời kết

Hy vọng nội dung bài viết của Codeage đã giúp bạn hiểu rõ hơn các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa cũng như tìm được phương pháp cải thiện và tăng cường sức khỏe đường ruột hiệu quả. Đừng quên theo dõi website codeage.vn để mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng, giá tốt.

Bài viết liên quan

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

TPBVSK Marine Collagen Peptides

Marine Collagen Peptides

  • Collagen cá tuyết đại dương thủy phân loại I và III, nguồn gốc từ vùng nước lạnh được đánh bắt tự nhiên ở Bắc Mỹ.
  • Collagen dạng bột của Mỹ, non-GMO.
  • Chứa 18 loại axit amin (amino acids).
  • Không có gluten, không có sữa, không có carbs.
  • Không chứa chất độn, hương vị nhân tạo, màu sắc, chất tạo ngọt, chất bảo quản.
  • Hộp 450g, có thể uống được trung bình 50 ngày.
  • Xuất xứ: Mỹ.
  • Đạt chuẩn sản xuất quốc tế cGMP.
  • Dùng được cho cả nam và nữ.
1.990.000 

TPBVSK Multi Collagen Peptides

Multi Collagen Peptides

  • Collagen thủy phân tổng hợp chứa 5 tuýp collagen (I, II, III, V và X) từ nhiều nguồn Collagen khác nhau.
  • Collagen dạng bột, non-GMO.
  • Chứa 18 loại Amino Acids.
  • Không có gluten, sữa hay carbs; thân thiện với chế độ ăn keto và paleo.
  • Không chứa chất độn, hương vị nhân tạo, màu sắc, chất tạo ngọt, chất bảo quản.
  • Hộp 567g, có thể uống được trung bình 60 ngày.
  • Xuất xứ: Mỹ.
  • Đạt chuẩn sản xuất quốc tế cGMP.
  • Dùng được cho cả nam và nữ.
1.750.000 
Out of stock

TPBVSK Amen Collagen

Amen Collagen

  • Collagen thủy phân tổng hợp chứa 5 tuýp Collagen (I, II, III, V và X), kèm Vitamin C và Hyaluronic Acid.
  • Collagen, Vitamin C và Hyaluronic Acid là bộ 3 thành phần “kinh điển” giúp cải thiện độ đàn hồi, cấp ẩm sâu và bảo vệ da khỏi lão hóa.
  • Collagen dạng viên, non-GMO.
  • Không có gluten, sữa hay carbs; thân thiện với chế độ ăn keto và paleo.
  • Không chứa chất độn, hương vị nhân tạo, màu sắc, chất tạo ngọt, chất bảo quản.
  • Lọ 90 viên, uống trong 1 tháng.
  • Xuất xứ: Mỹ.
  • Đạt chuẩn sản xuất quốc tế cGMP.
  • Dùng được cho cả nam và nữ.
890.000 
Out of stock

TPBVSK Amen Vegan Collagen Builder+

Amen Vegan Collagen Builder

  • Collagen thuần chay cung cấp các thành phần thuần túy từ thực vật.
  • Collagen dạng viên, non-GMO.
  • Không có gluten, sữa, đậu nành, hay carbs; thân thiện với chế độ ăn keto và paleo.
  • Không chứa chất độn, hương vị nhân tạo, màu sắc, chất tạo ngọt, chất bảo quản.
  • Lọ 30 viên, uống được 30 ngày
  • Xuất xứ: Mỹ.
  • Đạt chuẩn sản xuất quốc tế cGMP.
  • Dùng được cho cả nam và nữ.
790.000