Bởi kẽm là dưỡng chất thiết yếu nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh. Sau đây, Codeage xin giới thiệu là Top 7 thực phẩm bổ sung kẽm quen thuộc mà nhiều người không biết nhằm giúp mọi người có được 1 cơ thể khỏe mạnh
Contents
Vì sao phải sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm hằng ngày?
Kẽm là thành phần quan trọng của cơ thể. Bởi nó giúp tạo nên hơn 300 enzym trong cơ thể. Do đó có nhiều quá trình hoạt động của cơ thể cần tới Kẽm. Ví dụ như quá trình tổng hợp DNA, chữa lành vết thương, giúp đông máu, kích thích quá trình trao đổi chất và tăng trưởng. Kẽm cũng giúp ta duy trì khứu giác và vị giác. Đó là ta có thể nếm và ngửi.
Ngoài ra các bệnh như tiêu chảy, liệt dương, rụng tóc, mắt bị tổn thương, chán ăn… Là các triệu chứng khi ta không bổ sung kẽm.
Vai trò của kẽm
Mặc dù cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ Kẽm thôi. Nhưng nó lại vô cùng cần thiết với sức khỏe cơ thể. Có thể liệt kê một số tác dụng quan trọng của kẽm như sau:
- Giúp khứu giác được tốt.
- Xây dựng và nâng cao hệ miễn dịch khỏe mạnh nhằm chống lại bệnh tật.
- Kích hoạt và sản xuất enzyme và hình thành, tổng hợp DNA.
- Làm đẹp da và tăng cường nang tóc.
- Theo nhiều nghiên cứu y học, kẽm còn giúp tăng cường sản xuất testosterone ở nam giới và tăng sức mạnh của tinh trùng.
- Tham gia vào quá trình sản xuất estrogen và progesterone ở phụ nữ.
- Làm giảm các triệu chứng PMS (tiền kinh nguyệt) ở phụ nữ và cải thiện sức khỏe của em bé.
- Cân bằng nội tiết tố ở nữ đồng thời trợ sức khỏe sinh sản.
- Thúc đẩy Sức khỏe của Mắt.
- Kẽm có hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng và làm lành da.
- Tham gia phân giải các chất bột đường trong thức ăn nhằm tạo ra năng lượng cho cơ thể.
- Tốt cho hoạt động tim mạch.
Nhu cầu sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm của cơ thể
Nhu cầu sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm ở mỗi người là khác nhau, tùy vào độ tuổi mà liều lượng sử dụng cũng thay đổi:
- Với trẻ em dưới 1 tuổi: Liều lượng: 5m/ngày.
- Trẻ em từ 1 đến 10 tuổi: Liều lượng: 10mg/ngày.
- Thanh niên và người trưởng thành: Liều lượng: Nam: 15mg/ngày – Nữ: 12mg/ngày.
- Phụ nữ mang thai: Liều lượng: 15mg/ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú: Liều lượng: 6 tháng đầu: 19mg – Lúc cho con bú sau 6 – 12 tháng: 16mg/ngày.
- Với trẻ nhũ nhi thì biện pháp tốt nhất là uống sữa mẹ có chứa kẽm.
Nạp vào cơ thể các thực phẩm bổ sung kẽm bằng cách nào
Để nạp các thực phẩm bổ sung kẽm thì ta có rất nhiều cách. Bởi hiện nay có rất nhiều thực phẩm bổ sung kẽm. Cụ thể như:
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa kẽm như các loại hạt, ngũ cốc, thịt đỏ…
- Sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm vào trong cơ thể: Dạng viên, dạng nước, viên nén, viên nang.
- Sử dụng các sản phẩm kẽm được đóng gói bằng công nghệ Liposomal: Giúp cơ thể hấp thụ kẽm dễ dàng hơn.
Top 7 thực phẩm chứa kẽm mà nhiều người không biết
Ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt, từ cám đến nguyên hạt. Chúng đều chứa một lượng lớn kẽm. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh các loại ngũ cốc chứa nhiều đường vì chúng có thể làm mất đi lợi ích của kẽm. Mỗi khẩu phần của ngũ cốc thường khoảng 100 gam thì cung cấp 52 mg kẽm.
Các loại hạt cũng là thực phẩm bổ sung kẽm
Trong các thực phẩm chữa kem thì lượng kẽm trong các loại hạt là nhiều nhất. Đứng đầu bảng này là hạt điều. Vời 100g hạt điều có thể cung cấp tới 5,6mg hay 37% đơn vị kẽm. Các loại hạt khác có hàm lượng kẽm tương tự là hạt thông (12% DV), quả hồ đào (9% DV), hạnh nhân, đậu phộng và quả óc chó (6% DV) và hạt dẻ (5% DV).
Ngoài ra, hạt mè cũng là một trong những loại hạt cung cấp hàm lượng kẽm đáng kể. Ta cso thể chế biến các món như chè, cháo với các loại hạt để cung cấp lượng kẽm.
Thực phẩm bổ sung kẽm bao gồm thịt
Các loại thịt giàu kẽm bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và thịt gà. 100 gam thịt bò nấu chín có thể cung cấp tới 12,3 mg kẽm. Và trong 100 gam thịt lợn sẽ cung cấp 5mg kẽm. Thịt gà cũng chứa nhiều kẽm. 85 gam đùi gà nấu chín cung cấp 3,8mg khoáng chất này.
Các động vật có vỏ
Các động vật có vỏ như cua, sò, tôm hùm và hến có hàm lượng kẽm cao. Vì vậy, những loại động vật này luôn được ưu tiên trong danh sách thực phẩm giàu kẽm. Một khẩu phần 6 con hàu chứa 76 mg kẽm. Lượng kẽm này tương ứng với gần bảy lần nhu cầu kẽm hàng ngày. Vì loại thực phẩm này có hàm lượng kẽm khá cao nên ta cần lưu ý khi sử dụng. Bởi nhiều lượng kẽm vào cơ thể có thể khiến béo phì.
Các loại trái cây
Trái cây là các thực phẩm giàu kẽm. Tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng chứa nhiều kẽm. Lựu là loại quả đứng đầu danh sách với 3 mg kẽm mỗi quả. Ở vị trí thứ hai là quả bơ với 1,3 mg kẽm mỗi quả. Đặc biệt, quả bơ còn được coi là “siêu thực phẩm”.
Các loại rau
Rau cũng là một loại thực phẩm cần thiết có hàm lượng dinh dưỡng cao. Các loại rau giàu kẽm bao gồm các loại đậu như đậu nành, đậu và đậu Hà Lan. Đặc biệt là nấm, khi chín thì nấm cung cấp 1,4 mg kẽm tương đương 9% đơn vị khoáng chất này.
Sữa cũng là thực phẩm bổ sung kẽm
Thực phẩm như phô mai và sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả kẽm. Sữa và phô mai là hai loại thực phẩm chứa lượng kẽm đáng chú ý. Kẽm có trong sữa và phô mai cũng rất sẵn có, điều đó có nghĩa là hầu hết kẽm trong những thực phẩm này có thể được cơ thể hấp thụ tối đa. Ngoài ra, trong các sản phẩm từ sữa đều chứa các chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của xương. Chẳng hạn như protein, canxi và vitamin D.Kẽm là một khoáng chất thiết yếu nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh. Một số người có nguy cơ thiếu kẽm, bao gồm trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người già và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Cách tốt nhất để lấy kẽm từ từ các thực phẩm bổ sung kẽm. Codeage mong rằng qua bài viết này bạn sẽ biết được các nguồn thực phẩm bổ sung kẽm xung quanh mình.
Bài viết liên quan: BỔ SUNG KẼM CÓ TÁC DỤNG GÌ ? CÁCH BỔ SUNG KẼM HIỆU QUẢ