Collagen không chỉ cung cấp dưỡng chất giúp bạn có một làn da đẹp mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch, làm mượt tóc và nuôi móng chắc khỏe. Thực phẩm chức năng bổ sung collagen từ lâu đã là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng và chu trình làm đẹp chăm sóc cơ thể của nhiều chị em, ngay cả bệnh nhân u tuyến giáp cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là người bị u tuyến giáp có uống được collagen không?
Contents
Tìm hiểu về bệnh u tuyến giáp
Trước khi trả lời cho câu hỏi “Người bị u tuyến giáp có uống được collagen không?” mời bạn cùng tìm hiểu về bệnh u tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng nằm ở phía trước cổ, chịu trách nhiệm sản xuất hormone giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. U tuyến giáp là tình trạng mà các tế bào trong tuyến giáp tăng sinh quá mức hoặc hình thành các tổn thương dạng khối.
U tuyến giáp gây ra nhiều thay đổi cả về chức năng, hình dạng cũng như biểu hiện đặc trưng của tuyến giáp: Sưng hoặc khối u ở vùng cổ, khó nuốt hoặc khó thở, khàn giọng hay thay đổi giọng nói, thay đổi về cân nặng, nhịp tim bất thường,… Những biến chứng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây cản trở những hoạt động thường ngày của bệnh nhân, thậm chí là suy giảm sức khỏe. Có 4 nguyên nhân chính gây u tuyến giáp gồm:
- Di truyền: Gia đình có tiền sử bệnh tuyến giáp.
- Thiếu i-ốt: I-ốt là một yếu tố quan trọng trong sản xuất hormone tuyến giáp, thiếu iốt có thể dẫn đến u tuyến giáp.
- Tia xạ: Tiếp xúc với tia xạ, đặc biệt là ở vùng cổ và đầu trong thời thơ ấu.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Một số bệnh tự miễn như Hashimoto có thể dẫn đến u tuyến giáp.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh u tuyến giáp:
- Sưng hoặc khối u ở vùng cổ: Vùng trước cổ có thể xuất hiện khối u hoặc sưng lên, đặc biệt dễ nhận thấy khi nuốt. Đặc biệt, khi bạn nuốt, khối u có thể di chuyển lên xuống cùng với tuyến giáp.
- Khó nuốt hoặc khó thở: Khối u lớn có thể gây chèn ép thực quản, dẫn đến cảm giác khó nuốt hoặc khó thở. Đặc biệt là khi bạn nằm ngửa hoặc vận động mạnh.
- Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói: Khối u lớn có thể chèn ép hoặc ảnh hưởng đến dây thanh quản, gây khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói.
- Đau hoặc cảm giác khó chịu ở cổ: Khối u có thể gây cảm giác áp lực hoặc đau ở vùng cổ hoặc lan ra tai.
- Cường giáp: Tăng sản xuất hormone tuyến giáp có thể gây giảm cân không rõ nguyên nhân, cảm giác lo lắng, run rẩy, tăng nhịp tim và mệt mỏi.
- Suy giáp: Giảm sản xuất hormone tuyến giáp có thể dẫn đến tăng cân, mệt mỏi, trầm cảm, da khô và tóc rụng.
- Các triệu chứng khác: Có thể cảm thấy tim đập nhanh hoặc không đều, đặc biệt nếu bị cường giáp. Cảm giác mệt mỏi và yếu đuối toàn thân có thể xuất hiện do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone tuyến giáp.
Người bị u tuyến giáp có uống được collagen không?
Thực tế chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng uống bổ sung collagen có thể khiến tình trạng u tuyến giáp tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, người bị u tuyến giáp cũng cần hết sức lưu ý khi lựa chọn thực phẩm bổ sung collagen bởi có thể một số thành phần trong sản phẩm sẽ ức chế thuốc điều trị hoặc tương tác với thuốc điều trị gây ảnh hưởng tiêu cực.
Ví như – Collagen có chiết xuất tảo biển: Những dòng thực phẩm bổ sung collagen được làm từ tảo biển thường có hàm lượng i-ốt khá cao, trong khi đó bệnh nhân mắc u tuyến giáp cần giảm thiểu lượng i-ốt dung nạp vào cơ thể. Vì thế, người mắc u tuyến giáp không nên lựa chọn sử dụng những dòng sản phẩm bổ sung collagen có nguồn gốc từ tảo biển.
Tốt nhất người bị u tuyến giáp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định sử dụng bất cứ dòng sản phẩm bổ sung collagen nào. Tốt nhất nên mang theo sản phẩm lúc thăm khám để được tư vấn chính xác về thành phần, liều lượng sử dụng cũng như cách thức bổ sung collagen phù hợp với thể trạng hiện tại. Người bị u tuyến giáp có thể uống Collagen, nhưng cần thận trọng và tìm hiểu kỹ về thành phần sản phẩm.
Công dụng của collagen đối với bệnh u tuyến giáp
Không chỉ ảnh hưởng tới tiến triển của u tuyến giáp mà việc bổ sung collagen giai đoạn này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Ổn định đường huyết từ đó giảm nguy cơ mắc đái tháo đường: Trong collagen có Glycine – một axit amin có vai trò quan trọng trong việc điều hòa đường huyết. Glycine có thể cải thiện độ nhạy insulin, giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn và duy trì mức đường huyết ổn định. Việc duy trì mức đường huyết ổn định là quan trọng đối với sức khỏe toàn diện, bao gồm cả chức năng tuyến giáp.
- Ổn định protein trong cơ thể đồng thời ức chế sự hình thành các chất gây hại, tăng sản sinh hormone tuyến giáp: Uống collagen sẽ bổ sung các axit amin thiết yếu như glycine, proline và hydroxyproline. Những axit amin này đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein và hormone trong cơ thể, bao gồm cả hormone tuyến giáp. Việc cung cấp đủ axit amin giúp duy trì sự cân bằng protein trong cơ thể, hỗ trợ quá trình sản sinh và hoạt động của hormone tuyến giáp.
- Giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi, tăng cường chức năng bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể: Collagen giúp cải thiện sức khỏe gan, nơi diễn ra quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp. Một gan khỏe mạnh có khả năng chuyển đổi hormone tuyến giáp từ dạng không hoạt động (T4) thành dạng hoạt động (T3) hiệu quả hơn. Điều này giúp duy trì mức độ hormone tuyến giáp ổn định trong cơ thể. Mặt khác, trong collagen chứa glycine, một axit amin có tác dụng làm dịu và giảm căng thẳng, từ đó giảm tác động tiêu cực lên tuyến giáp. Việc duy trì mức độ căng thẳng thấp giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn.
Lưu ý khi uống Collagen cho người bị u tuyến giáp
Mặc dù collagen mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe của bệnh nhân mắc u tuyến giáp những để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thì bạn vẫn nên chú ý một số điểm sau:
Tác dụng phụ khi sử dụng collagen
Việc bổ sung collagen bằng thực phẩm chức năng cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn với cơ thể. Trong đó phổ biến hơn cả là:
- Dị ứng: Thành phần collagen có thể gây dị ứng, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như bò, heo, hoặc cá. Biểu hiện thường gặp khi di ứng là phát ban, ngứa, khó thở, sưng mặt, cổ họng và miệng. Những biểu hiện này có thể xuất hiện ngay sau khi dùng hoặc sau một thời gian sử dụng.
- Dư thừa canxi: Một số loại collagen, đặc biệt là collagen từ vỏ sò, có thể chứa hàm lượng canxi cao. Biểu hiện của tình trạng dư thừa canxi có thể gây mệt mỏi, táo bón, đau xương, sỏi thận, và thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tim.
- Vấn đề tiêu hóa: Collagen có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nhất là khi dùng liều cao hoặc cơ thể không dung nạp tốt. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa khi bổ sung collagen bằng thực phẩm chức năng gồm: tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa. Một số người có thể cảm thấy khó chịu, buồn nôn hoặc có vấn đề về tiêu hóa sau khi uống collagen.
Ngoài ra, một số người có thể có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc cơ thể phản ứng không tốt với thành phần collagen. Điều này có thể dẫn tới tình trạng sưng tấy ở mặt, cổ họng và miệng. Nếu gặp những dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng này bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám hoặc can thiệp y tế kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng collagen cho bệnh nhân u tuyến giáp
- Kiểm tra thành phần: Đảm bảo bạn không bị dị ứng với các thành phần có trong sản phẩm collagen, đặc biệt là những nguồn gốc từ động vật.
- Chọn sản phẩm phù hợp: Lựa chọn các loại collagen không chứa canxi hoặc i-ốt để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng.
- Theo dõi phản ứng cơ thể: Khi bắt đầu sử dụng collagen, theo dõi kỹ các phản ứng của cơ thể, đặc biệt là các dấu hiệu về tiêu hóa và dị ứng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi sử dụng collagen, đặc biệt là đối với những người có tiền sử dị ứng, vấn đề về tiêu hóa hoặc các bệnh lý liên quan, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Liều lượng collagen cho người u tuyến giáp
Khuyến cáo về liều lượng collagen được bổ sung trực tiếp bằng thực phẩm chức năng cho bệnh nhân mắc u tuyến giáp:
- Collagen dạng thường: Bổ sung từ 10 – 20g/ngày. Collagen dạng thường, như bột hoặc viên, thường có hàm lượng đa dạng và cần một liều lượng tương đối lớn để đảm bảo cung cấp đủ lượng collagen cần thiết cho cơ thể.
- Collagen dạng cô đặc: Bổ sung từ 3 – 5g/ngày. Collagen dạng cô đặc thường có nồng độ cao hơn, do đó chỉ cần một lượng nhỏ hơn để đạt được hiệu quả tương tự. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Tuy nhiên, cơ địa hấp thụ và liều lượng collagen thiếu hụt ở mỗi người sẽ không giống nhau. Vì thế, để tối ưu hóa hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn thì người mắc u tuyến giáp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung collagen.
Như vậy, bài viết trên giải đáp thắc mắc người bị u tuyến giáp có uống được collagen không. Người bị u tuyến giáp có uống được collagen tuy nhiên cần phải hết sức chú ý để tránh gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nếu thấy nội dung bài viết này hữu ích thì đừng quên theo dõi website Codeage.vn để cập nhật thêm nhiều nội dung chăm sóc sức khỏe hấp dẫn khác.
Công ty TNHH CHIS Việt Nam
Trụ sở: Tầng 7, tòa nhà Việt Á, số 9 phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: info@Codeage.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/Codeagevietnam/