Kẽm từ lâu đã là 1 dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên còn nhiều người chưa thực sự biết bổ sung kẽm có tác dụng gì, cũng như chưa biết bổ sung kẽm vào trong cơ thể như thế nào. Cùng Codeage tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Contents
Kẽm là gì?
Kẽm là 1 nguyên tố vi lượng vô cùng cần thiết với cơ thể con người. Mặc dù cơ thể chỉ cần 1 lượng nhỏ kẽm trong cơ thể thôi nhưng không có kẽm không được. Và khi thiếu kẽm thì cơ thể rất dễ bị mắc bệnh. Trong số đó có nhiều bệnh nguy hiểm.
Và chất này cơ thể con người không thể tự tạo ra được. Mà cần được bổ sung từ bên ngoài. Kẽm cũng giống như các vitamin. Ta có thể cung cấp kẽm cho cơ thể bằng việc bổ sung các thực phẩm chứa kẽm vào trong cơ thể. Hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung kẽm. Vậy “bổ sung kẽm có tác dụng gì” mà lại được chú trọng nhiều như vậy. Cùng Codeage tìm hiểu ngay qua nội dung dưới đây nhé.
Bổ sung kẽm có tác dụng gì?
Đối với phụ nữ mang thai
Kẽm đặc biệt quan trọng trong quá trình mang thai và phát triển của thai nhi. Bởi đây là dưỡng chất cần thiết cho các tế bào có thể phát triển nhanh chóng.
Kẽm rất quan trọng để kích hoạt sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng và sự phát triển của xương ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Để trẻ có chiều cao lý tưởng, chế độ ăn của mẹ phải bổ sung đủ kẽm từ khi mang thai cho đến chế độ ăn của trẻ sau khi sinh.
Bổ sung kẽm có tác dụng gì đối với trẻ em?
Trong số các vi chất, kẽm là nguyên tố vi lượng được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ. Bởi sự phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và khả năng miễn dịch trong những năm đầu đời của trẻ được kẽm củng cố.
Khi thiếu kẽm, cơ thể sẽ chậm lại và ngừng phát triển. Cả quá trình phân chia tế bào cũng sẽ diễn ra khó khăn nên tốc độ tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trẻ thiếu kẽm thường biếng ăn, chậm lớn.
Đối với nam giới thì bổ sung kẽm có tác dụng gì?
Kẽm rất quan trọng đối với chức năng sinh sản và là khoáng chất quan trọng trong quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu quá trình này bị gián đoạn ở nam giới, lượng hormone sinh dục nam sẽ giảm đi.
Kẽm góp phần duy trì số lượng và khả năng vận động của tinh trùng. Cũng như mức testosterone huyết thanh bình thường. Kẽm đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất tinh trùng. Hầu hết các trường hợp số lượng tinh trùng thấp và hormone sinh dục nam thấp là do thiếu kẽm. Thiếu kẽm ở nam giới có thể dẫn đến giảm số lượng tinh trùng và tần suất quan hệ tình dục.
Hàm lượng kẽm cũng có tác động lớn đến sức khỏe tuyến tiền liệt. Sự phát triển tình dục và hoạt động tình dục ở nam giới. Nó cần thiết cho thành phần hoạt động của hormone sinh dục nam testosterone. Ngoài ra kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc và bài tiết nhiều loại hormone khác.
Bổ sung kẽm có tác dụng gì đối với người cao tuổi?
Ở người lớn tuổi, chức năng miễn dịch suy giảm làm tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi và cúm. Nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tự miễn dịch và ung thư.
Ngoài ra, do sự suy giảm chức năng đi kèm với quá trình lão hóa mà hệ tiêu hóa của người cao tuổi hoạt động kém hơn. Dẫn đến khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém. Và thường không duy trì được đầy đủ lượng kẽm trong cơ thể.
Dấu hiệu của cơ thể thiếu đang thiếu kẽm
Sau khi có được lời giải cho thắc mắc “Bổ sung kẽm có tác dụng gì” thì ta đến những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cần bổ sung kẽm. Vì kẽm tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Nên các triệu chứng và hội chứng thiếu kẽm nhẹ rất đa dạng. Các triệu chứng và hội chứng cơ bản và không đặc biệt bao gồm: Cơ thể chậm tăng trưởng, rụng tóc, tiêu chảy, mất khả năng sinh sản, tổn thương da, mắt, giảm ngon miệng…
Ngoài ra bạn có thể để ý những triệu chứng sau:
- Đối với trẻ em thường là chứng biếng ăn, chậm lớn. Ngoài ra hay bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng.
- Tình trạng rối loạn giấc ngủ cũng là triệu chứng của việc thiếu kẽm. Ta sẽ khó vào giấc, trằn trọc khi ngủ.
- Vị giác và khứu giác bị thay đổi. Ăn không còn ngon nữa cũng là triệu chứng cần bổ sung kẽm.
- Khi thiếu kẽm thì khả năng miễn dịch của cơ thể cũng bị kém đi.
- Kiểu kẽm còn ảnh hưởng tới da. Da sẽ bị khô đi và các vết thương trên da cũng lâu lành hơn. Da cũng hay bị ngứa ngáy.
- Trên móng tay thường xuất hiện nốt màu trắng hay còn được gọi là hạt gạo.
- Xuất tinh thường xuyên cũng là dấu hiệu cơ thể đang thiếu kẽm.
Nhu cầu bổ sung kẽm của cơ thể
Nhu cầu bổ sung kẽm ở mỗi độ tuổi lại khác nhau. Sau đây là nhu cầu bổ sung kẽm ở mỗi độ tuổi:
- Với trẻ dưới 1 tuổi: Liều lượng: 5m/ngày.
- Với trẻ từ 1 – 10 tuổi: Liều lượng: 10mg/ngày.
- Thiếu niên và trưởng thành: Liều lượng: Nam – 15mg/ngày và Nữ: 12mg/ngày.
- Phụ nữ mang thai: Liều lượng: 15mg/ngày.
- Phụ nữ cho con bú trong 6 tháng đầu: 19mg và sau là 16mg mỗi ngày.
- Với trẻ nhũ nhi thì cần bú sữa mẹ có chứa kẽm.
Bổ sung kẽm cho cơ thể bằng cách nào
Sau khi biết bổ sung kẽm có tác dụng gì rồi thì chắc hẳn muốn biết bổ sung kẽm vào trong cơ thể như thế nào. Để bổ sung kẽm cho cơ thể đúng cách, chúng ta phải có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra cần ăn uống đa dạng, sử dụng thực phẩm giàu kẽm, thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thu kẽm… Cụ thể:
- Ăn uống phối hợp giữa tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Khuyến khích sử dụng các thực phẩm từ động vật như sò, cua, thịt,cá…
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa vitamin C như trái cây, rau tươi.
- Uống nước chè sau 1 đến 2 giờ sau khi ăn.
Mong rằng với những thông tin mà Codeage cung cấp trong bài viết hôm nay, bạn không chỉ có câu trả lời bổ sung kẽm có tác dụng gì, liều lượng dùng là bao nhiêu mà còn có thêm những thông tin hữu ích về việc bổ sung kẽm. Qua đó tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu kẽm có thể xảy ra.
XEM THÊM BÀI VIẾT: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VIÊN UỐNG BỔ SUNG KẼM