Bổ sung kẽm cho người lớn như thế nào cho hiệu quả?

Bổ sung kẽm cho người lớn như thế nào để đạt hiệu quả?
Rate this post

Kẽm là một khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự sản sinh và lưu trữ khoáng chất này. Vì vậy nguy cơ thiếu hụt kẽm là rất cao nếu như không bổ sung đủ. Vậy bổ sung kẽm cho người lớn như thế nào là hợp lý và hiệu quả? Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây cùng Codeage nhé!

Bổ sung kẽm cho người lớn
Bổ sung kẽm cho người lớn

Bổ sung kẽm cho người lớn như thế nào cho hiệu quả?

Liều lượng bổ sung kẽm cho người lớn

Một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét khi bổ sung kẽm cho người lớn là liều lượng. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, liều lượng kẽm cho người lớn là:

  • Người có độ tuổi trên 19 tuổi: nam 4,2 – 9,8 mg/ngày, nữ 3,0-14,0 mg/ngày
  • Phụ nữ đang mang thai: 3,4 – 20,0 mg/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 5,4-14,4 mg/ngày
Liều lượng bổ sung kẽm cho người lớn
Liều lượng bổ sung kẽm cho người lớn

Bổ sung kẽm cho người lớn qua chế độ ăn hàng ngày

Uống kẽm đúng cách có tác dụng bổ sung cho nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều nguồn kẽm khác nhau. Vì vậy, bạn nên thận trọng bổ sung kẽm khi chế độ ăn không cung cấp đủ lượng kẽm mà cơ thể cần. 

Chú ý xem bạn đã cung cấp bao nhiêu kẽm cho cơ thể qua khẩu phần ăn hàng ngày và lượng kẽm cần uống bổ sung.

Bạn có thể tham khảo một số nguồn cung cấp kẽm phổ biến như:

  • Thực phẩm tự nhiên: Bào ngư, hàu, tôm, cua… và các loại động vật có vỏ là nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhất. Tiếp đến là thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa. Chúng cung cấp khoảng 5 mg kẽm mỗi ngày.
  • Viên kẽm, ống kẽm: Viên kẽm và một số thực phẩm chức năng có chứa muối  kẽm (kẽm gluconat, kẽm sulfat, kẽm axetat). Đối với phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển và dậy thì, ăn uống thiếu chất, người già, vận động viên, khi chế độ ăn không cung cấp đủ kẽm thì việc bổ sung viên kẽm là cần thiết.
  • Các nguồn khác: Kẽm cũng được tìm thấy trong các sản phẩm gọi là vi lượng đồng căn hoặc một số thuốc xịt mũi chứa kẽm. Tuy nhiên, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng lâu.
Thực phẩm chứa kẽm
Thực phẩm chứa kẽm

Thời điểm bổ sung kẽm hợp lý

Vì kẽm được hấp thu ở ruột non nên người lớn nên bổ sung kẽm vào thời điểm trước bữa ăn. Tuy nhiên, uống kẽm khi bụng đói có thể gây khó tiêu. Do đó, bạn nên bổ sung kẽm trước bữa trưa và bữa tối 1 giờ hoặc sau ba bữa ăn sáng, trưa và tối 2 giờ. Người bị đau dạ dày cũng nên bổ sung kẽm trong bữa ăn.

Thời điểm bổ sung kẽm hợp lý
Thời điểm bổ sung kẽm hợp lý

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý về lịch bổ sung kẽm cho người lớn nếu đang đồng thời bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác. Đặc biệt, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung sắt với hàm lượng lớn (hơn 25 mg) có thể làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ kẽm.  Vì vậy bạn nên uống riêng hai loại khoáng chất này.

Nhiều người muốn thêm nhiều loại vitamin và các khoáng chất khác cùng một lúc. Tuy nhiên, nếu những chất này tương tác với nhau, chúng có thể làm giảm khả năng hấp thu. Vì vậy, khi uống kẽm, bạn cần chú ý đặc biệt nếu bạn cũng có ý định bổ sung các khoáng chất khác. Hãy uống kẽm ít nhất 2-3 tiếng sau khi uống các loại thuốc chứa những chất này, vì chúng có thể cạnh tranh với kẽm trong quá trình hấp thu tại ruột, dẫn đến giảm khả năng hấp thu kẽm.

Dấu hiệu thiếu kẽm

Ở người lớn, nếu cơ thể đang có những biểu hiện sau, hãy cân nhắc bổ sung kẽm:

  • Mệt mỏi, thiếu tỉnh táo: Kẽm tham gia vào quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh thần kinh trong não. Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng chất dẫn truyền thần kinh khiến cơ thể kém nhạy bén, kém trí nhớ…
  • Chán ăn lâu ngày: Trong nước bọt có chứa kẽm và các enzym cũng giúp điều hòa vị giác và giúp hệ giác quan cảm nhận mùi vị tạo cảm giác ăn ngon. Do đó, nếu bạn bị chán ăn kéo dài cần phải bổ sung kẽm, để không ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của cơ thể.
  • Rụng tóc, móng giòn, xương yếu: Kẽm đóng vai trò trong cấu trúc và chức năng của màng tế bào. Nó tham gia vào quá trình hình thành các mô liên kết ở tóc, móng, răng, da và xương. Khi thiếu kẽm, các liên kết protein bị đứt gãy, dẫn đến rụng tóc và xuất hiện các đốm trắng trên móng tay. Thiếu kẽm dẫm đến cơ thể giảm hấp thu canxi. Từ đó dẫn đến xương khớp bị yếu đi.
  • Răng xỉn màu, loét miệng: Thiếu kẽm khiến răng thiếu thẩm mỹ, răng không được trắng sáng và dễ sứt mẻ. Nó cũng gây lở loét và viêm nướu.
  • Tổn thương mắt và các vấn đề về da: Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc giải phóng vitamin A từ các tế bào gan. Điều đó rất cần thiết cho chức năng của mắt và một đôi mắt khỏe mạnh.
Dấu hiệu thiếu kẽm
Dấu hiệu thiếu kẽm

Tác dụng bổ sung kẽm cho người lớn

Hỗ trợ tăng cường khả năng sinh sản và sinh lý

Kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với nam giới. Bởi vì nó điều chỉnh nồng độ testosterone trong huyết thanh.

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, thiếu kẽm ở nam giới dẫn đến suy giảm nồng độ testosterone trong huyết thanh. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nam giới. Sức khỏe tinh trùng cũng được cải thiện khi bổ sung kẽm cho nam giới đúng cách. 

Đối với phụ nữ, bổ sung kẽm rất tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú. 

Bổ sung kẽm hỗ trợ tăng cường khả năng sinh sản và sinh lý
Bổ sung kẽm hỗ trợ tăng cường khả năng sinh sản và sinh lý

Ngăn ngừa ung thư

Kẽm có khả năng chống viêm và chống oxy hóa. Do đó, bổ sung kẽm cho người lớn giúp ngăn ngừa stress oxy hóa. Từ đó hạn chế nguy cơ ung thư. Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới có thể được ngăn ngừa nếu lượng kẽm được cung cấp đầy đủ.

Bổ sung kẽm ngăn ngừa ung thư cho người lớn
Bổ sung kẽm ngăn ngừa ung thư cho người lớn

Ngăn ngừa mắc bệnh tiểu đường

Bổ sung kẽm giúp cân bằng nội tiết tố như insulin. Đồng thời còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp cơ thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.

Đặc biệt, kẽm liên kết với hormone insulin, cho phép insulin được dự trữ đầy đủ trong tuyến tụy và bài tiết với lượng cần thiết khi glucose đi vào máu.

Bổ sung kẽm ngăn ngừa tiểu đường cho người lớn
Bổ sung kẽm ngăn ngừa tiểu đường cho người lớn

Ngoài ra đối với người trưởng thành, việc bổ sung kẽm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các enzym tiêu hóa. Nó giúp tế bào liên kết với insulin và biến insulin thành năng lượng cho cơ thể chứ không tích trữ dưới dạng mỡ. Vì vậy, bổ sung kẽm cho người lớn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Hỗ trợ cải thiện tình trạng da bị chàm

Khi cơ thể không được cung cấp đủ kẽm ở người lớn, da sẽ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm mãn tính,  biểu hiện của bệnh chàm. Do đó, tăng cường ăn các thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp chữa lành bệnh chàm mãn tính. Và nó khôi phục khả năng tự chữa lành tự nhiên của cơ thể.

Bổ sung kẽm hỗ trợ cải thiện tình trạng da bị chàm
Bổ sung kẽm hỗ trợ cải thiện tình trạng da bị chàm

Bổ sung kẽm hỗ trợ điều trị mụn

Bổ sung kẽm hỗ trợ điều trị mụn cho người lớn
Bổ sung kẽm hỗ trợ điều trị mụn cho người lớn

Theo các chuyên gia, việc bổ sung kẽm rất cần thiết cho quá trình điều trị mụn an toàn và hiệu quả. Nó sẽ giúp điều chỉnh và kiểm soát nồng độ testosterone trong cơ thể. Đồng thời giúp ức chế quá trình chuyển hóa testosterone để mụn khó phát triển hơn.

Hy vọng qua bài biết này, Codeage Việt Nam đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan khi bổ sung kẽm cho người lớn đúng cách. Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng kẽm với liều lượng hợp lý. Tránh lạm dụng dư thừa kẽm gây nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể nhé.

THAM KHẢO THÊM: BỔ SUNG KẼM CÓ TÁC DỤNG GÌ? CÁCH BỔ SUNG KẼM HIỆU QUẢ

Bài viết liên quan