Chúng ta thường sử dụng các loại thuốc chống viêm trong những trường hợp cần giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng được chia làm nhiều nhóm với thành phần dược liệu khác nhau. Và nếu người bệnh thường xuyên sử dụng loại thuốc này không đúng cách thì sẽ có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu rõ về thuốc kháng viêm và cách sử dụng phù hợp với từng loại bệnh qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Thuốc kháng viêm là gì?
Thuốc kháng viêm là những nhóm thuốc có khả năng ức chế và điều trị triệu chứng viêm thông qua việc ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng cho cơ thể. Khi cơ thể có các biểu hiện như sưng đau, đỏ, nóng sốt thì có thể sử dụng thuốc chống viêm để điều trị, đồng thời chúng còn có khả năng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, loại thuốc này còn có công dụng trong quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp, làm thuyên giảm các cơn đau do bệnh viêm xương khớp gây ra. Nhóm thuốc kháng viêm dạng tiêm có thể được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Sau khi bệnh thuyên giảm thì có thể chuyển sang dạng uống.
Điểm lưu ý quan trọng khi dùng loại thuốc này là bạn cần phải uống cho đến khi loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Nếu bạn không uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, không chữa trị dứt điểm thì rất dễ khiến bệnh quay trở lại và sau này khi bạn dùng thuốc sẽ không có tác dụng như trước nữa.
Các loại thuốc kháng viêm phổ biến hiện nay
Hai loại thuốc chống viêm phổ biến hiện nay đó là: thuốc kháng viêm không có Steroid và có Steroid – Glucocorticoid. Thuốc kháng viêm không Steroid có tác dụng kháng viêm ngoại vi, không có khả năng gây nghiện và ít khi có tác dụng phụ. Ngược lại, nhóm thuốc Glucocorticoid có Steroid lại có hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh khác nhau, nhưng dễ xảy ra nguy cơ có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không chứa Steroid bao gồm nhóm NSAID không chọn lọc và và NSAID có chọn lọc.
Nhóm thuốc NSAID không chọn lọc
- Nhóm thuốc Salicylic: Nhóm này còn thường được biết đến với tên gọi Aspirin. Công dụng chủ yếu là để giảm đau, hạ nhiệt và kháng viêm, thường được sử dụng trong các trường hợp sốt cao. Ngoài ra, nhóm Salicylic còn có cơ chế giúp chống tập kết tiểu cầu hạn chế các trường hợp thiếu máu tim cục bộ nên nhóm thuốc này còn có thể phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tai biến.
- Nhóm thuốc Propionic: Ibuprofen là đại diện phổ biến của nhóm thuốc này với công dụng kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Ibuprofen thường được chỉ định điều trị cho tình trạng viêm xương khớp dạng thấp (ở độ tuổi thiếu niên). Khả năng kháng viêm của nhóm Propionic mạnh hơn Aspirin nhưng tác dụng kháng viêm, giảm đau phải mất 2 ngày mới thấy phát huy công dụng. Đặc biệt, Ibuprofen chống chỉ định cho trường hợp sốt xuất huyết.
- Nhóm thuốc Oxicam: Đại diện nhóm là thuốc Piroxicam cũng mang những tác dụng chung của thuốc kháng viêm và còn thêm một công dụng nữa đó là ức chế hoạt động kết tụ tiểu cầu và ức chế hoạt động của các bạch cầu đa nhân trung. Phù hợp với điều trị các bệnh viêm xương khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, bệnh cơ xương cấp và các chấn thương do vận động thể thao. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn phù hợp với người bị bệnh gout cấp hoặc cần kháng viêm sau phẫu thuật.
Nhóm thuốc NSAID chọn lọc
Đại diện của nhóm thuốc NSAID có chọn lọc COX-2 là các loại như: Meloxicam, Etoricoxib, Celecoxib,… với các tác dụng chung như giảm đau, hạ sốt, chống viêm cùng với một số khả năng như chống tập kết tiểu cầu, ức chế viêm nhưng không ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể, phù hợp với những người có bệnh lý về dạ dày, gan, thận… Mặt khác, nhóm thuốc này còn thường được chỉ định để điều trị cho người bị viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp, người bị bệnh gout.
Thuốc kháng viêm có Steroid
Thuốc chống viêm có Steroid thường có dạng viên nén, dung dịch hoặc viên sủi, có thể sử dụng trực tiếp thông qua đường uống. Một số tên thuốc bạn có thể thường gặp như:
- Prednisolon: có hiệu quả cao trong kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc thường được chỉ định trong quá trình điều trị các bệnh lý viêm xương khớp, hen suyễn, lupus ban đỏ, viêm loét dạ dày, viêm động mạch thái dương hoặc các bệnh lý ung thư phổ biến, đang ở giai đoạn cuối như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
- Methylprednisolon: loại này có tác dụng tương tự như Prednisolon, thường được chỉ định cho các bệnh về tiêu hóa như viêm loét đại tràng, dị ứng mức độ nặng, sốc phản vệ hoặc bệnh hư nguyên phát. Ngoài ra, nó còn có thể được kết hợp điều trị với một số thuốc khác trong các bệnh như rối loạn nội tiết tố.
Cách sử dụng thuốc kháng viêm hiệu quả và an toàn
Để thuốc chống viêm mang lại hiệu quả tối ưu và tránh những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng, người bệnh nên tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của bác sĩ:
- Đối với dạng viên nang/nén thì bạn nên uống nguyên viên (không nhai, nghiền thuốc), uống trong hoặc ngay sau khi no để tránh tình trạng dạ dày bị kích ứng. Đối với dạng thuốc dùng ngoài da, không nên dùng cho da đang gặp các vấn đề như chàm, da dị ứng, mề đay, và không nên bôi trực tiếp lên vết thương hở.
- Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, hành tá tràng thì không nên dùng thuốc kháng viêm. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì bạn nên kết hợp với các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Với những người bệnh bị rối loạn chức năng gan và thận, hoặc người hay bị tăng huyết áp, người bệnh có cơ địa dị ứng thì cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng viêm.
- Trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để tránh quá liều hoặc có những tác dụng phụ không mong muốn.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc
Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ tùy theo thể trạng từng người, thuốc kháng viêm cũng vậy, nhất là khi bạn sử dụng không đúng cách, hoặc không đúng liều lượng và thời gian dùng không hợp lý. Một số vấn đề có thể xảy ra mà bạn cần chú ý như:
- Đối với sức khỏe toàn thân: Bạn có thể cảm thấy chán nản, mệt mỏi hoặc sốt. Với những người cơ địa nhạy cảm thì có thể gặp các vấn đề về dị ứng như nổi mề đay, nổi ban đỏ, cơ thể bị phù và rụng tóc. Nặng hơn, có thể gây ra hội chứng Stevens – Johnson, thính lực giảm, rối loạn thị giác,…
- Đối với hệ tiêu hóa: Chướng bụng, buồn nôn,… là một số vấn đề về tiêu hóa có thể gặp phải khi dùng thuốc kháng viêm. Nguy hiểm hơn có thể gây xuất huyết/loét dạ dày, chảy máu ruột, làm cho tình trạng bệnh dạ dày tiến triển nặng hơn.
- Đối với hệ thần kinh: Bạn có thể bị hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu hoặc một số trường hợp sẽ thấy mơ màng, ù tai hoặc mất ngủ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Đối với hệ tim mạch: Khi dùng liều kháng viêm quá cao hoặc người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch thì có thể làm gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Với mỗi nhóm thuốc kháng viêm lại có sự khác biệt đáng kể. Nhóm thuốc chống viêm NSAID có khả năng giảm đau cấp tính, đem lại hiệu quả nhanh. Còn với nhóm thuốc chống viêm có Steroid thì thường không được sử dụng kéo dài mà chỉ sử dụng trong thời gian ngắn để điều trị. Việc sử dụng loại thuốc kháng viêm nào, trong thời gian bao lâu luôn cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên ngành. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người không nắm rõ những kiến thức này và lạm dụng thuốc, dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng. Hy vọng thông qua bài viết này Codeage Việt Nam đã giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản về thuốc chống viêm và biết cách sử dụng thuốc một cách an toàn.
Thông tin chi tiết liên hệ
Công ty TNHH CHIS Việt Nam
Trụ sở: Tầng 7, tòa nhà Việt Á, số 9 phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: info@codeage.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/codeagevietnam/
Hotline: 096 616 39 27